Hiệp phụ có tính bàn thắng sân khách hay không?
Luật bàn thắng trên sân khách là gì? Hiệp phụ có tính bàn thắng sân khách? Tại sao lại cần có luật bàn thắng sân khách. Hãy cùng Vua Cá Độ tìm hiểu ngay dưới bài viết nhé!
Hiệp phụ có tính bàn thắng sân khách?
Bóng đá – bộ môn thể thao vua, nó có sức hấp dẫn và lôi kéo người chơi cũng như người xem vì rất nhiều lý do như: yêu cầu thể lực của cầu thủ phải tốt, tình đồng đội, phối hợp ăn ý với nhau, sự mạnh mẽ trong các pha tranh chấp bóng và đặc biệt là những diễn biến bất ngờ của trận đấu.
Trong mỗi trận bóng đá, khó ai có thể biết trước được 100% đội nào sẽ chiến thắng (trừ những trận đấu có sự chênh lệch về tỷ số hoặc sức chiến đấu giữa hai đội bóng quá lớn). Vượt ra khỏi thời gian trong một trận đấu, với cách tính điểm đặc trưng tại các giải đấu, việc đoán được đội bóng nào sẽ đi tiếp cũng rất khó khăn và mang lại cảm xúc đầy kịch tính cho người xem và cả những cầu thủ thi đấu trên sân.
Không như các môn thể thao có nhịp độ nhanh khác với tỷ số thay đổi liên tục và thường có nhiều điểm trong 1 trận đấu, thì trong bóng đá, số bàn thắng trung bình ghi được ở cả 2 đội thường không nhiều. Vì thế khả năng bằng điểm nhau sau khi hoàn thành các vòng, bảng là chuyện thường xuyên xảy ra. Trong trường hợp đó, người ta sẽ xét thêm các tiêu chí phụ để quyết định được đội bóng nào sẽ đi tiếp vào vòng trong. Và “Luật bàn thắng sân khách” là một trong các tiêu chí hiện đang được áp dụng tại các liên đoàn bóng đá lớn nhất thế giới.
Luật bàn thắng sân khách là gì?
Away Goals Rule là tên gọi tiếng anh của thuật ngữ “Luật bàn thắng sân khách”. Trong các vòng loại trực tiếp tại các giải đấu, thường sẽ có hai lượt đá ứng với hai trận đá bóng (lượt đi và lượt về). Đôi khi xảy ra trường hợp tổng tỷ số sau hai lượt của hai đội bóng bằng nhau và luật bàn thắng sân khách được áp dụng.
Luật bàn thắng sân khách được tính cụ thể như sau: trong hai trận lượt đi và lượt về, nếu tỷ số của hai đội hoà nhau, thì đội bóng nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân của đối phương sẽ được đi tiếp vào vòng trong. Trường hợp tỷ số này vẫn bằng nhau thì sẽ áp dụng các yếu tố khác.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta cùng nhìn vào ví dụ dưới là kết quả của 2 đội bóng A.C. Milan và Inter Milan tại trận bán kết UEFA Champions League 2002 – 2003:
- Lượt đi: A.C. Milan (Đội chủ nhà) 0 – 0 Inter Milan (Đội khách)
- Lượt về: Inter Milan (Đội chủ nhà) 1 – 1 A.C. Milan (Đội khách)
Với tỷ số chung cuộc là hoà nhưng A.C. Milan là đội dành chiến thắng bởi đội tuyển A.C. Milan đã ghi được 1 bàn thắng trên sân của Inter Milan trong khi trên sân nhà A.C. Milan đội Inter Milan lại không ghi được bàn thắng nào.
Luật “Bàn thắng sân khách” được sử dụng lần đầu tiên trong giải đấu UEFA Cup Winners’ Cup năm 1965 – 1966 của trận đấu giữa Budapest Honvéd và Dukla Prague. Từ đó cho đến nay, luật bàn thắng sân khách này được áp dụng cho rất nhiều giải đấu lớn trên toàn thế giới.
Các giải đấu áp dụng luật “Bàn thắng sân khách”
Luật Away Goals Rule được áp dụng cho vòng loại trực tiếp có lượt đi và lượt về hầu hết các giải đấu đỉnh cao trên thế giới như:
- Vòng loại trực tiếp siêu Cup C1 Châu Âu (UEFA Champions League)
- Vòng loại trực tiếp Cup C2 Châu Âu (UEFA Europa League)
- Vòng loại trực tiếp Cup C1 Châu Phi (CAF Champions League)
- Vòng loại trực tiếp Cup C2 Châu Phi (CAF Confederation Cup)
- Tất cả những cặp đấu play off có lượt đi và lượt về trong khuôn khổ vòng loại World Cup và Euro.
Tại sao cần áp dụng luật bàn thắng sân khách?
Như chúng ta đã biết, ở các giải đấu lớn, những đội bóng tham gia thường thuộc đa quốc gia, chi phí đi lại của những đội bóng là rất tốn kém. Ngoài ra, khi diễn ra mỗi trận đấu, số lượng cổ động viên, fan hâm mộ và những người quan tâm rất lớn. Điều đó kéo theo việc tổ chức được thêm một trận đấu phụ để quyết định thắng thua là một điều gần như không tưởng.
Không những thế, càng ngày càng có nhiều các đội bóng tham gia vào một giải đấu, tần suất ra sân của các cầu thủ là ngày một dày hơn nên không thể đảm bảo về thể lực cho các cầu thủ nếu như đá thêm hiệp phụ nữa.
Vậy vì sao bàn thắng sân khách lại quan trọng đến vậy? Chắc hẳn những ai chưa biết nhiều về bóng đá sẽ tò mò về điều này.
Nếu như bạn từng đi theo cổ vũ cho đội bóng nào đó ngay tại sân vận động thì bạn sẽ trả lời được câu hỏi này. Việc được đá bóng trên sân nhà là một lợi thế rất lớn về tâm lý cho các cầu thủ trên sân. Bởi họ nhận được rất nhiều sự cổ vũ từ fan của họ, được tập luyện trên sân của mình nhiều hơn, quen thuộc hơn từ sân cỏ cho đến thời tiết, không khí,… Và ngay cả trọng tài cũng sẽ luôn có tâm lý nhẹ tay hơn đối với đội chủ nhà.
Vậy có thể nói rằng, để ghi bàn trên sân đối thủ là điều khó khăn hơn rất nhiều khi ghi bàn tại sân nhà. Và đó cũng là lý do khiến các liên đoàn bóng đá chọn đây là yếu tố đầu tiên để đánh giá.
Away Goals Rule vẫn tồn đọng những bất cập
Mặc dù luật Away Goals Rule có vẻ khá hợp lý và công bằng, nhưng vẫn có một số vấn đề bất cập.
Trong trận lượt về, khi hết 90 phút của trận đấu mà cả hai đội vẫn chưa có bàn thắng nào thì hiệp phụ sẽ được diễn ra. Và trong hiệp phụ, nếu cả 2 đội đều không ghi bàn thắng nào thì đá penalty sẽ được sử dụng để quyết định thắng thua. Thế nhưng nếu có bàn thắng trong hiệp phụ thì trận đấu sẽ kết thúc và luật Away Goals Rule sẽ được sử dụng.
Như vậy, rõ ràng đội khách trọng trận đấu lượt về sẽ có nhiều lợi thế hơn khi thời gian thi đấu có thể nhiều hơn lượt đi, vì thế đội khách hiển nhiên có nhiều cơ hội ghi bàn hơn. Dù sao đi nữa thì đây cũng nằm trong một trường hợp rất ít xảy ra. Vì thế, luật Away Goals Rule vẫn được sử dụng rộng rãi.
Qua bài viết trên, mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về luật bàn thắng sân khách là gì. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác tại vuacado.com nhé!