Đá luân lưu nghĩa là gì? Luật đá phạt đền sân 11 người
Bên cạnh các điều luật như luật thay thủ môn, luật về cách ném biên, luật về kích thước của sân bóng đá,… thì chúng ta cũng có luật đá luân lưu trong bóng đá. Vậy đây là luật như thế nào, được quy định và tiến hành như thế nào, cùng Vua Cá Độ tìm hiểu ngay nhé.
Đá luân lưu nghĩa là gì?
Đá luân lưu hay còn gọi được là đá phạt đền 11 mét đây là một kiểu đá phạt trong bóng đá mà vị trí đặt bóng sẽ cách cung thành thủ môn 11m và người thực hiện sẽ chỉ phải đối mặt với thủ môn thay vì có hàng rào như những quả đá phạt thông thường, do đó tỷ lệ vào phạt penalty là cao nhất.
Đá luân lưu (tên chính thức là loạt sút từ chấm phạt đền, tiếng Anh: kicks from the penalty mark) hay luân lưu 11 mét là một phương thức để quyết định đội thắng trong một trận thi đấu bóng đá khi kết quả của trận đấu này chỉ có thể là thắng hoặc thua không có kết quả hòa, áp dụng hình thức đá luân lưu khi hai đội hòa nhau sau một khoảng thời gian thi đấu chính thức và cả hiệp phụ (nếu có).
Trong loạt sút này, mỗi đội sẽ lần lượt thực hiện sút để ghi bàn từ chấm phạt đền hay chấm 11m, đối thủ chỉ được sử dụng thủ môn để cản phá bóng. Mỗi đội sẽ có năm lượt sút, mỗi lượt đá sẽ phải thực hiện bởi 1 cầu thủ khác nhau, đội có nhiều cú sút thành công hơn sẽ là đội thắng cuộc.
Loạt sút luân lưu sẽ kết thúc ngay sau khi cả hai đội hoàn thành lượt luân lưu của mình, trong đó sẽ có một đội lớn hơn về số bằng thắng ví dụ như: 4-3, 3-2.
Loạt sút luân lưu cũng là một trong ba phương thức để quyết định thắng thua đã được quy định trong luật bóng đá quy định, hai phương pháp còn lại sẽ là hiệp phụ và luật bàn thắng sân khách đối với những trận đấu áp dụng thể thức hai lượt.
Loạt sút luân lưu thường sẽ chỉ sử dụng khi một hoặc cả hai phương pháp còn lại không thể giải quyết được trận đấu và vẫn cầm hòa với nhau. Phương thức quyết định đội thắng thua sẽ được ban tổ chức trận đấu quyết định.
Tại hầu hết những giải đấu chuyên nghiệp, trận đấu sẽ bước vào hai hiệp phụ, mỗi hiệp phụ sẽ kéo dài 15 phút, nếu tỉ số vẫn cân bằng sau thời gian thi đấu chính thức, loạt sút luân lưu chỉ diễn ra nếu tỉ số vẫn cân bằng sau khi đã hoàn thành 2 hiệp phụ.
Luật đá luân lưu sân 11
Luật đá luân lưu của sân 11 người không phải ai cũng nắm bắt được. Cùng tìm hiểu về luật đá phạt đền chi tiết qua bài trong phần dưới đây của Vua Cá Độ.
>> Soi kèo dự đoán tỷ số bóng đá 24h hôm nay
Tìm hiểu luật đá phạt đền sân 11 người
– Trọng tài sẽ thổi còi phạt đền khi cầu thủ của đội phòng ngự phạm lỗi trong vòng cấm với cầu thủ của đội tấn công hoặc để bóng chạm vào tay ở trong vòng cấm đây sẽ là vị trí bị dính phạt đền 11m.
– Cầu thủ thực hiện pha đá phạt đền sẽ được chỉ định và được trọng tài xác nhận và bước lên vị trí 11m trước cung thành đối thủ để thực hiện.
– Chỉ thủ môn, trọng tài và cầu thủ sút phạt mới được đứng trong vòng cấm. Các cầu thủ còn lại của cả hai đội sẽ phải đứng ở ngoài khu vực cấm địa không được phép gây tác động gì.
– Bóng phải được đặt ở đúng vị trí của chấm phạt 11m.
– Luật thủ môn bắt penalty yêu cầu thủ môn phải đứng bên trên vạch vôi giữa hai cột và khung thành đang bảo vệ. Và tuyệt đối, không được rời chân khỏi vạch trước khi quả bóng đá phạt bay đi. Nếu vi phạm, cú sút sẽ được thực hiện lại, bất kể kết quả trước đó có như thế nào.
– Đá phạt sẽ chỉ được thực hiện khi trọng tài thổi còi báo hiệu đá.
– Bàn thắng sẽ chỉ được công nhận sau khi hiệu lệnh sút và bóng đã bay qua vạch vôi trước khung thành hợp lệ.
– Cầu thủ sút phạt đền không được chạm bóng 2 lần trước khi bóng chưa chạm người cầu thủ thứ hai như thủ môn.
– Cầu thủ thực hiện phạt đền có thể thực hiện những động tác giả trước khi đá thật. Tuy nhiên khi dứt điểm, tuyệt đối không được thực hiện những động tác giả sau khi đã hết chạy đà.
Nếu vi phạm, cầu thủ sẽ bị nhận thẻ vàng cho hành vi phi thể thao của mình. Quả đá phạt đền sẽ phải thực hiện lại nếu có động tác giả khi dứt điểm.
Ngoài những cách thực hiện đá phạt đền thông thường thì 2 cầu thủ cũng có thể phối hợp để thực hiện đá phạt đền, theo đó cầu thủ đầu tiên thay vì đá bóng thẳng vào khung thành chỉ cần đẩy nhẹ bóng về phía trước và cầu thủ thứ hái có thể chạy vào đá bồi tiếp để ghi bàn.
Giống những cầu thủ khác, cầu thủ thứ 2 vẫn phải đứng cách khung thành đối phương 9,15m. Chiến thuật này sẽ phụ thuộc vào yếu tố ngạc nhiên để cho cầu thủ thứ 2 có thể đá được bóng trước những cầu thủ của đội phòng ngự khiến không kịp đề phòng.
Đá phạt đền phối hợp lần đầu tiên được thực hiện bởi Jimmy McIlroy và Danny Blanchflower của đội Northern Ireland đá với Bồ Đào Nha vào ngày 1 tháng Năm năm 1957. Một lần khác được thực hiện bởi Rik Coppens và Andre Piters trong trận đấu vòng loại World Cup giữa Bỉ và Iceland ngày 5 tháng Sáu năm 1957 hay sau này có pha phối hợp giữa Messi và Suarez.
Trong quá trình thực hiện quả đá phạt đền, nếu cầu thủ của hai đội vi phạm một trong các lỗi sau đây sẽ bị tính là vi phạm lỗi đá phạt đền:
– Lỗi của đội phòng ngự, trước khi quả bóng được sút ra, nếu bàn thắng được ghi, bàn thắng được công nhận, nếu không sẽ bị đá lại.
– Lỗi của đội thực hiện đá phạt đền, nếu bàn thắng đã được ghi, đá lại, không đội tấn công sẽ bị ăn hai lỗi tại khu vực đá phạt.
– Cả 2 cùng có lỗi, sẽ đá lại.
– Nếu cầu thủ thực hiện đá phạt đền mà chạm vào bóng 2 lần khi chưa có cầu thủ nào khác chạm vào bóng (kể cả khi bóng nảy ra từ cọc/xà và không chạm vào thủ môn) sẽ bị phạt trực tiếp tại khu vực phạm lỗi (Theo luật số 8 trong bộ Luật Bóng đá)
Kết luận
Qua bài viết trên đây của chúng tôi về đá luân lưu, chắc hẳn các bạn đã hiểu đá luân lưu là gì rồi phải không nào. Đừng quên bấm theo dõi vuacado.com để cập nhập thêm được nhiều thông tin bổ ích về bóng đá.