7 chiến thuật sân 7 hay nhất và những điều cần lưu ý
Có bao giờ bạn ra sân thi đấu và để thua một trận đấu mà đáng lẽ ra mình đã có thể thắng chưa, sự chuẩn bị chưa tốt về mặt chiến thuật chính là đáp án cho bạn đấy.
Dù là người tham gia thi đấu hay chỉ đạo cho các cầu thủ trẻ chơi bóng trên sân 7, thì việc bạn vạch sẵn ra những ý tưởng và chiến thuật cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến trận đấu của bạn. Chiến thuật sân 7 như thế nào? Những chiến thuật sân 7 nào phổ biến nhất? Cùng vuacado khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Những chiến thuật sân 7 phổ biến nhất
2-3-1: Loại sơ đồ công thủ toàn diện
Một trong số những sơ đồ được sử dụng nhiều nhất trong bóng đá sân 7. Với việc sử dụng sơ đồ này, vai trò của tiền vệ giữa sân là tối quan trọng, họ sẽ phải đảm nhiệm đồng thời 2 vai trò là quét cũng như trong hỗ trợ tổ chức tấn công. Chính bởi sự cân bằng trong cả khâu tấn công và phòng ngự do sơ đồ này mang lại, nên đây được coi là hệ thống phổ biến nhất.
Ưu điểm:
- Mang lại sự an tâm về hệ thống phòng ngự.
- Các tiền vệ có thể hỗ trợ phòng thủ, cũng đồng thời dâng cao để làm nhiệm vụ tấn công, khiến sơ đồ này trở nên biến hóa khó lường.
- Tận dụng được khoảng trống ở hai biên. Đặc biệt, nếu các tiền vệ có lợi thế về thể lực và tốc độ, điều đó sẽ tạo nên 2 mũi khoan cực nguy hiểm trong việc khai thác khoảng trống hai biên cũng như hỗ trợ phòng ngự.
Nhược điểm:
- Tiền vệ là người chịu người áp lực, được coi là chìa khóa giải quyết việc vận hành sơ đồ này.
- Sẽ bị khai thác vào các khoảng trống phía sau hàng phòng ngự nếu các tiền vệ không kịp hỗ trợ trong các tình huống phản công.
- Nếu phải chơi phòng ngự sẽ kéo theo việc tiền đạo trở nên đơn độc, không có người hỗ trợ phía sau.
Xem thêm: Tổng quan về nhà cái W88 – Nhà cái uy tín hàng đầu Châu Á.
2-1-2-1: Sơ đồ đề cao tính phòng thủ
Khá giống với sơ đồ 2-3-1, tuy nhiên sự phân chia vai trò ở sơ đồ này là rõ ràng hơn: hai mũi nhọn ở 2 hàng lang cánh tấn công và một tiền vệ lùi sâu phòng ngự. Sơ đồ này có sự cải thiện chắc chắn hơn: 3 cầu thủ làm nhiệm vụ tấn công và 3 cầu thủ theo thiên hướng phòng ngự. Điều này là hợp lý, nếu như tiền vệ mỏ neo của đội bạn có thể thực hiện tốt việc làm bóng, tổ chức tấn công cũng như xuất sắc trong phòng ngự.
Ưu điểm:
- Tạo nên sự cân bằng trong cả khâu tấn công và phòng ngự.
- Vai trò của các cầu thủ tấn công và phòng ngự được phân chia rõ ràng hơn, tránh bớt được trường hợp các tiền vệ dâng cao không kịp lùi về.
- Khoảng trống lớn được tạo ra cho cầu thủ ở 2 biên.
Nhược điểm:
- Không còn là một khối liên kết nếu sự phân chia làm đội hình trở nên rời rạc.
- Sẽ gặp khó khăn nếu tiền vệ mỏ neo không phải người có xu hướng cầm bóng tốt.
1-1-3-1: Sơ đồ thiên về tấn công
Nếu bạn là một người ưa thích lối đá tấn công, đây là sơ đồ dành cho bạn. Chỉ một cầu thủ đảm nhiệm hết vai trò phòng ngự và đối mặt với mọi đợt tấn công đến từ đối phương. Các tiền vệ tấn công đẩy lên phía trước,vẫn có một người đảm nhiệm vai trò lùi sâu để hỗ trợ phòng ngự khi cần. Tuy không phải loại sơ đồ được các hlv yêu thích sử dụng, nhưng sẽ là lựa chọn không tồi cho những người ưa thích lối đá tấn công.
Ưu điểm:
- Có thể kết liễu trận đấu sớm với lối đá tấn công dồn dập, máu lửa.
- Khu vực giữa sân sẽ trở nên an toàn bởi vây quanh đó là sự bọc lót của rất nhiều cầu thủ.
Nhược điểm:
- Sẽ là khó khăn cho vị trí tiền vệ phòng ngự nếu không có kĩ thuật cá nhân tốt.
- Dễ bị vỡ trận bởi các tình huống phản công nhanh.
3-2-1: Sơ đồ cây thông – Loại sơ đồ phổ biến nhất
Hiện là sơ đồ phổ biến nhất hiện nay của bóng đá sân 7 tại Việt Nam với hệ thống phòng thủ kiên cố. Có đến 3 cầu thủ được bố trí đá hậu vệ sẽ tạo nên một khối thống nhất, tạo sự an tâm cho toàn hệ thống. Đội hình này cũng có thể vận hành bằng cách hàng phòng ngự 3 người dâng cao, với hai hậu vệ biên hoặc trung vệ thòng có thể hoán đổi với vị trí của tiền vệ trung tâm.
Ưu điểm:
- Tạo nên một khối phòng ngự chắc chắn, thống nhất.
- Trở thành sơ đồ hiệu quả khi đối mặt với các đội bóng mạnh.
Nhược điểm:
- Không có sự hỗ trợ tấn công nhiều vì đội hình thiên về khả năng phòng ngự.
- Khó triển khai bóng lên trên vì khoảng trống ít.
Một số sự lựa chọn khác: 2-2-2 và 1-4-1
Một số sơ đồ khác chúng ta có thể nhắc đến tuy không quá thông dụng trong thi đấu, đó là 2-2-2 và 1-4-1. Về lí thuyết, đây đều là những hệ thống được coi là cân bằng hoàn hảo giữa phòng ngự và tấn công, nhưng cả hai đều không suốt hiện nhiều trong các giải đấu.
Sơ đồ 2-2-2 có vẻ như không tận dụng hết được khoảng trống phía trước, mà phải phụ thuộc vào khả năng chạy chỗ của các cầu thủ tấn công. Phương án này chỉ có thể làm nên hiệu quả khi cầu thủ có các pha chạy chỗ tốt để khai thác khoảng trống hoặc làm tường bọc lót hỗ trợ cho các cầu thủ tuyến sau.
Với 1-4-1, chỉ khi đội hình bạn có những cầu thủ đảm nhiệm được cả hai vai trò tấn công và phòng ngự, có kỉ luật, thì 1-4-1 mới phát huy được tối đa điểm mạnh của nó. Sơ đồ này yêu cầu sự linh hoạt và chuyển đổi vị trí trong hàng tiền vệ 4 người, từ đó tạo nên sự biến hóa khôn lường trong cách triển khai và lên bóng.
Chiến thuật nâng cao: Sự kết hợp giữa các sơ đồ
Các cầu thủ không thể chỉ giữ nguyên vị trí của mình xuyết suốt trận đấu, họ cần di chuyển và trám vào các khoảng trống cần thiết, điều đó sẽ làm tăng tính cơ động và linh hoạt của cả đội hình. Vì thế, đừng ngại thay đổi nếu việc làm cho đội hình của bạn trở nên đa dạng và hiệu quả hơn.
Nên hiểu theo cách đơn giản, cần có ít nhất hai chiến thuật khi thi đấu: một trong tấn công và một trong phòng ngự. Điều này sẽ trở nên vô cùng hữu ích cho các cầu thủ, cho phép họ có tạo nên sự biến ảo, linh hoạt hơn trong tấn công và phòng ngự. Dưới đây là một số ví dụ.
Hình ảnh minh họa đã cho thấy cách mà một đội bóng thay đổi lúc phòng ngự và khi cần dâng cao. Khi phòng thủ, có 3 hậu vệ phòng ngự và 2 tiền vệ trung tâm lùi sâu. Khi chuyển đổi trạng thái tấn công, hai tiền vệ sẽ di chuyển sang 2 cánh, tìm ra khoảng trống để khai thác tấn công, trong khi trung vệ thòng cũng dâng cao và trở thành tiền vệ cầm nhịp. Nếu sở hữu một cầu thủ cầm bóng mạnh mẽ, tư duy chiến thuật phòng ngự tốt, đây chắc chắn sẽ là một phương án thay đổi đội hình vô cùng hiệu quả.
Dưới đây là phương án khác trong việc luân chuyển đội hình.
4-1-1 là một đội hình thiên về phòng ngự, sẽ được sử dụng khi đội nhà bị ép sân. Và khi chuyển trạng thái tấn công, các cầu thủ trong đội sẽ kéo bóng và di chuyển thật nhanh về phía trước, chuyển đổi thành sơ đồ 2-3-1. Các tiền vệ sẽ đảm nhiệm vai trò tịnh tiến bóng, tạo khoảng trống rất lớn cho hai cầu thủ hậu vệ phía sau. Chắc chắn, điều đó đòi hỏi sự nhanh nhẹn và tốc độ tốt tới từ 2 bên hàng lang cánh, điều đó sẽ giúp phát huy tối đa vai trò của mình.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về chiến thuật sân 7 và cách thức tổ chức 1 đội hình trên sân 7. Hy vọng mọi người sẽ đón nhận những kiến thức bóng đá này và thức hiện hiệu quả nhất.